Móng đơn là loại móng được nhà dân hay sử dụng, ở vùng đất chịu lực tốt và được áp dụng khá nhiều hiện nay. Hôm nay kenhxaydung24h xin giới thiệu một cách thực tế nhất để các anh chị đang lên kế hoạch xây nhà có thể hiểu rõ, tính toán được phải chi bao nhiêu tiền cho công tác nền móng này.
( Dữ liệu được đúc kết, sưu tầm phục vụ nhu cầu thực dụng, không chuyên sâu nghiên cứu, vui lòng tìm hiểu thêm TCVN để hiểu rõ hơn về cấu tạo, quy trình tính toán cụ thể)
1. Móng đơn là gì?
- Móng đơn là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu...
- Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn...
- Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà nhỏ lẻ.
- Móng đơn là là phương pháp tiết kiệm nhất trong các loại móng. Thường được sử dụng nhiều với nền đất tốt, vừa và trung bình, yêu cầu tải trọng thấp.
Hình ảnh móng đơn.
2. Quy trình thi công móng đơn như thế nào?
Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị:
Trước khi thi công, chúng ta cần giải phóng mặt bằng khu đất thi công và chuẩn bị nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...phục vụ cho quá trình thi công móng đơn.
San lấp mặt bằng, công tác đào đất, định vị:
Định vị các trục công trình trên khu đất
Đào đất theo trục đã định vị với kích thước đã được xác định
Dọn sạch móng vừa đào, hút nước nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng.
Lăm le, đổ bê tông lót móng:
Bê tông lót móng thường được đổ bằng bê tông đá 4x6 M100 hoặc M150
Gia công và thắp đặt cốt thép:
Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc đặt sẵn tại nhà máy đối với một số công trình nhỏ. Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không bị dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt qua giới hạn cho phép 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
- Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng:
Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học. Thường cốt thép móng đơn sử dụng cho nhà ở nhỏ lẻ, chiều dài nối >=30d.
Gia công và thắp dựng Ván khuôn móng:
Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Cách tính toán khối lượng ván khuôn cho móng đơn.
Đơn giá tham khảo cho công tác ván khuôn móng.
- Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
- Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
- Ván khuôn phải đúng hình dạng và kích thước cấu kiện.
- Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể.( Vấn đề này hơi lý thuyết vì thường ngoài nhà dân hay thi công theo kinh nghiệm)
- Ván khuôn móng đơn được lắp dựng theo phương án ván khuôn treo.
- Hoặc xây tường gạch dày 100.
Công tác đổ bê tông móng:
Cách tính toán khối lượng bê tông cho móng đơn.
Đơn giá tham khảo cho công tác đổ bê tông móng.
Bê tông móng thường được sử dụng là bê tông đá 1x2 mác 200, mác 250 hoặc mác 300.
Bê tông móng đơn được trộn bằng tay.
Lưu ý: trước khi đổ bê tông nên kiểm tra, vệ sinh hố móng để đảm bảo chất lượng bê tông móng.
Sau khi đổ bê tông móng đơn. Ở móng đơn có thêm công tác làm mặt vuốt đỉnh chóp móng. Chúng ta vệ sinh, bảo dưỡng, làm mặt để chuẩn bị cho công tác tiếp theo.
Công tác lấp đất hố móg:
Sau khi đổ bê tông, vệ sinh, làm mặt khoảng 1 ngày chúng ta tiến hành tháo ván khuôn và cho lấp đất hố móng.
Đầm chặt nền đến khi đạt cường độ và chuẩn bị cho công tác tiếp theo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét